Đề án được chủ trì thực hiện bởi Viện kinh tế xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng, Qua nhiều Forum, hội thảo đóng góp ý kiến, khảo sát ý kiến các đối tượng liên quan, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn ngành xây dựng Việt Nam của các thành viên tham gia, đề án đã chính thức được phê duyệt và bắt đầu lộ trình thực hiện vào tháng 1/ 2017.
Theo như nội dung quyết định, lộ trình thực hiện sẽ qua 3 giai đoạn chính:
- Từ năm 2017 đến năm 2019: Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết và đào tạo kỹ năng cho việc áp dụng BIM
- Từ năm 2018 – 2020: triển khai thí điểm 1 số công trình xây dựng, trong đó áp dụng trong khâu thiết kế, thi công, quản lý với ít nhất 20 dự án từ cấp độ 1 trở lên, áp dụng cả với dự án với nguồn ngân sách nhà nước; áp dụng BIM trong công tác quản lý vận hành trong quá trình sử dụng cho tối thiểu 10 công trình quan trọng, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp được đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước.
- Từ năm 2021: Trên cơ sở tổng kết đánh giá áp dụng, Bộ xây dựng ban hành Thông tư, Hướng dẫn cụ thể để áp dụng BIM rộng rãi.
Theo lộ trình nêu trên, đề án cũng đưa ra 1 số giải pháp chính và nhiệm vụ của các bộ, ban ngành lien quan cũng như các tỉnh thành.
Đề án cũng nhấn mạnh, nguồn vốn đầu tư triển khai đề án sẽ được trích từ ngân sách nhà nước phù hợp với từng giai đoạn, chi phí thực hiện BIM sẽ được tính trong tổng mức đầu tư dự án.
Quyết định trên cho thấy chính phủ đã coi BIM là 1 bước phát triển tất yếu, từ đó có những sự đầu tư nghiêm túc về tiến trình áp dụng BIM, cải tiến ngành xây dựng trong nước, kết nối với kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
Dưới đây là nội dung cụ thể của đề án:
NG
Nguồn: VIBIM